Cách Làm Rượu Cốm Tại Nhà và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Rượu Cốm

Rượu Cốm, còn được gọi là rượu cốm sữa, là sản phẩm lên men từ cốm tươi và men rượu. Với màu xanh cốm và hơi sữa, nó không chỉ bắt mắt mà còn mang hương vị ngọt và thơm đặc trưng của cốm.

Sau khi cốm nấu chín và lên men, hỗn hợp tạo ra được gọi là rượu cốm sữa, với vị ngọt đặc trưng và một chút cay của rượu. Sau đó, dịch lên men được trắt và đóng chai, hoặc thêm rượu để ngâm thêm. Thực ra, loại rượu này là một biến thể của rượu nếp vắt hoặc được biết đến với tên rượu nếp trắt hoặc nếp đục tùy địa phương.

rượu cốm

Ngâm rượu Cốm tại nhà đảm bảo và an toàn

Nguyên liệu:

Cốm tươi: 4kg

Men rượu: 50g (sử dụng men nấu rượu 36 vị thuốc bắc hoặc men ngọt)

Rượu nếp 40 độ: 20 Lít

Bình ngâm: 30L (thủy tinh hoặc sành)

Cách ngâm:

1. Ngâm rượu Cốm sữa:

Nấu cơm: Rửa sạch cốm và nấu như nấu xôi thông thường, tránh nấu quá nhão hoặc quá khô.

Lên men: Dàn mỏng cơm và để nguội đến khi ấm tay (khoảng 35-38 độ C), sau đó trộn đều với men. Đổ hỗn hợp này vào bình ngâm và đậy hờ bằng vải mỏng để oxi xâm nhập vào. Đặt cái rá dưới cơm để tránh lên men bị chua.

Thu phần dịch lên men và phần cơm rượu sau 7 ngày. Thanh trùng hỗn hợp để tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc.

Sau khi nguội, trắt hết phần dịch lên men ra và để vào tủ lạnh uống dần, hoặc đổ thêm rượu vào ngâm 1-2 tháng.

rượu cốm sữa

2. Ngâm cùng rượu nếp:

Đổ toàn bộ hỗn hợp cơm rượu và dịch lên men vào bình ngâm hoặc chum sành, sau đó đổ rượu nếp vào ngâm khoảng 3 tháng.

Sau 3 tháng, nếu muốn lưu trữ lâu hơn, loại bỏ phần cơm rượu và ngâm tiếp. Rượu thành phẩm sẽ có độ cồn khoảng 30-32 độ.

Nguy cơ từ rượu cốm cần lưu ý

Trong quá trình lên men, vi khuẩn và nấm mốc có hại có thể phát triển, tạo ra andehyde, một chất độc hại gấp 10 lần so với các loại rượu khác. Nếu không được sản xuất và thanh trùng đúng cách, rượu cốm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như đau đầu, buồn nôn, thậm chí nguy hiểm hơn là ngộ độc hoặc ung thư dạ dày. Khi mua rượu cốm, hãy kiểm tra kỹ về nguồn gốc và chứng nhận ATVSTP để đảm bảo chất lượng. Tránh mua rượu cốm từ các cơ sở sản xuất không uy tín, dù giá thành rẻ hơn rượu nếp nhiều.

Trước khi mua rượu cốm trực tuyến trên mạng xã hội, hãy xem xét những điều này: chọn các cơ sở uy tín tại Hà Nội với nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Hoặc đơn giản, bạn có thể tự ngâm cốm tại nhà và tham khảo hướng dẫn của Vua Chai Lọ. Chúc bạn sức khỏe và an toàn, và hãy là người tiêu dùng thông thái.

Viết bình luận